Là phụ nữ, bạn chắc chắn có nguy cơ mắc ung thư vú. Và cứ mỗi năm trôi qua, nguy cơ ấy ngày càng tăng lên. Nhưng liệu nguy cơ của bạn hiện tại cao bao nhiêu? Nguy cơ nào là quan trọng nhất trong việc xác định khả năng bạn mắc bệnh u vú, ung thư vú. Bạn có chắc mình nằm ngoài “ nhóm nguy cơ” dễ bị u vú, ung thư vú không? Ai dễ bị u vú, ung thư vú. Hãy cùng chúng tôi giải mã nỗi băn khoăn này.

Là phụ nữ là có nguy cơ mắc u vú 

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành u vú, ung thư vú bao gồm:

1. Giới tính nữ:

Theo bác sĩ Phạm Hùng Cường, Khoa Ngoại 2 BV Ung Bướu, ung thư vú không phân biệt giới tính, xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do đặc trưng về cơ địa, ở phụ nữ tuyến vú phát triển mạnh mẽ hơn nam giới nên phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần đàn ông. 

Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ ung thư vú ở đàn ông ngày càng có xu hướng gia tăng. Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 1.000 trường hợp nam giới ung thư vú được phát hiện. Tại Việt Nam, riêng BV Ung Bướu, số bệnh nhân được tiếp nhận điều trị cũng hàng chục trường hợp, tập trung ở độ tuổi từ 50-60.

Vì vậy, nguy cơ u vú, ung thư vú ở phụ nữ là rất cao nhưng không phải vậy mà phủ nhận đấng mày râu là miễn nhiễm.

 

Phụ nữ có nguy cơ mắc u vú cao hơn nam giới

2.Tuổi tác:

Tuổi càng lớn thì khả năng mắc bệnh u vú, ung thư vú là càng cao. Những thống kê cụ thể hơn về yếu tố tuổi tác ở phụ nữ: Cuối độ tuổi 30, phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú là 1 trong 257; giữa độ tuổi 50 nguy cơ là 1 trong 36; ngay cả phụ nữ ở tuổi 80 thì nguy cơ là 1 trong 24…

Điều này không có nghĩa là những phụ nữ ở tuổi 20,30,40 không có nguy cơ bị ung thư vú mà chỉ là khi phụ nữ càng lớn tuổi, họ càng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Vì vậy, khi tuổi càng lớn, phụ nữ càng nên thận trọng xem xét những dấu hiệu bất thường của vú để có những chuẩn đoán chính xác và kịp thời về bệnh.

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ u vú cao

3.Tiền sử bệnh cá nhân, bệnh gia đình:

Một bệnh nhân có tiền sử bệnh liên quan đến tuyến vú, u vú thì nguy cơ mắc lại và mắc ung thư vú là rất cao

80% số những phụ nữ bị chẩn đoán mắc ung thư vú không có tiền sử gia đình liên quan ung thư vú. Tuy nhiên, những phụ nữ có tiền sử gia đình bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh là cao hơn. Nguyên nhân là do bệnh ung thư vốn xảy ra từ sự đột biến gien và sự đột biến này có thể di truyền lại trong những quan hệ huyết thống gần gũi: mẹ, chị gái, con gái…

Ung thư vú có thể do di truyền

4. Chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú:

Nếu phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt sớm( < 12 tuổi) và mãn kinh muộn( >55 tuổi) thì nguy cơ mắc u vú, ung thư vú cao hơn một chút do quãng thời gian có estrogen dài hơn.

Tương tự, sau tuổi 30 nếu phụ nữ chưa mang thai hoặc mang thai lần đầu thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn các phụ nữ ở tuổi này

Một tin vui cho các bà mẹ ấy là thời gian cho con bú càng lâu thì nguy cơ bị ung thư vú ở người phụ nữ đó càng thấp.

Cho con bú lâu làm giảm nguy cơ u vú

5. Sử dụng liệu pháp thay thế hormone sau mãn kinh và thuốc tránh thai:  

Triệu chứng khó chịu của giai đoạn mãn kinh: bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, hay giảm ham muốn tình dục…Vào tháng 7/2002, một cuộc thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện rằng những phụ nữ khi được sử dụng hormone sẽ tăng nguy cơ phát triển ung thư vú và bệnh tim.

Estrogen là một loại hormone nữ có liên quan chức năng sinh sản, hoạt động mạnh ở vú và tử cung. Phụ nữ càng sản xuất nhiều estrogen thì nguy cơ ung thư vú càng cao.

 Vì vậy cần bàn bạc với bác sỹ để xem xét việc sử dụng estrogen sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ hay không.

Một khuyến cáo đối với phụ nữ chính là việc không nên lạm dụng thuốc tránh thai vì hàm lượng estrogen trong thuốc tránh thai là khá lớn.

6. Chế độ ăn uống và luyện tập thân thể:

Những phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc cao. Lời khuyên cho bạn đó là nên có một chế độ dinh dưỡng cân đối: ăn ít chất béo, chất đườn, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau; ăn vừa phải thịt thực phẩm từ sữa và trứng; đặc biệt không được uống rượu bia…

Luyện tập thể dục thể thao là điều cần thiết. Việc làm đó sẽ giúp giảm lượng estrogen, giảm insulin, tăng cường hệ miễn dịch và mang lại một thân hình khỏe đẹp cho bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh u vú, ung thư vú.

Ngoài các nguy cơ trên ta còn phải kể đến việc tiếp xúc nhiều với bức xạ ion hóa: chụp X-Quang thường xuyên, làm việc trong khu công nghiệp tiếp xúc đồ điện tử…

 

Tập thể dục là cách để phòng ngừa nhiều nguy cơ u vú  

U vú, ung thư vú có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn hạn chế tác động của của các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm và chữa trị đúng cách. Bạn nên tạo thói quen tự kiểm tra vú bắt đầu từ độ tuổi 20 và chụp X-quang từ tuổi 30-40.

Bạn có đang nằm trong nhóm nguy cơ nêu trên. Đôi gò bồng của bạn có những biểu hiện khác thường. Hãy tìm hiểu ngay để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

 Theo Hòa Thanh